Đặc thù ngành luật và nhu cầu về nguồn nhân lực hiện nay

Ngành Luật ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây là ngành học mang tính thực tiễn cao. Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng vì lý do đó nên ngành Luật có đa dạng triển vọng nghề nghiệp. Vậy ngành Luật là gì? Nên học ở đâu? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? Theo dõi nội dung bài viết của Trường Cao đẳng Cộng nghệ – Ngoại thương để có thông tin chi tiết.

  1. Ngành luật là gì?

Nếu pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội, thì ngành luật (tiếng Anh gọi chung là “law”), chính là đơn vị cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật.

Sinh viên học ngành luật thường được phân ra các chuyên ngành chính sau. Với mỗi ngành học, sinh viên sẽ được trau dồi các kiến thức khác nhau:

  • Luật thương mại: lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, đất đai, thuế, môi trường
  • Luật dân sự: hợp đồng lao động, dân sự; thừa kế; thủ tục tố tụng dân sự; luật hôn nhân gia đình; sở hữu công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra, v.v.
  • Luật hành chính: lý luận nhà nước và pháp luật, điều hành công sở, thanh tra, giải quyết tố cáo, khiếu nại, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, v.v.
  • Luật hình sự: tội phạm, luật tố tụng, hình sự, định tội, điều tra hình sự, luật thi án hình sự, v.v.
  • Luật kinh doanh: tư vấn, phát triển, quản trị doanh nghiệp; luật pháp về quyền, quan hệ, hành vi của cá nhân, tập thể, và tổ chức tham gia vào thương mại và buôn bán hàng hóa
  • Luật kinh tế: pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; nghiên cứu, xử lý vấn đề pháp lý trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
  1. Ngành Luật học ra trường làm gì?

Một số nghề nghiệp sau khi ra trường cử nhân Luật có thể làm:

  • Thẩm phán: người làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý phù hợp với các hành vi vi phạm luật pháp.
  • Kiểm soát viên: làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích cho Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm soát viên thể hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm soát viên có quyền đưa một vụ việc ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm.
  • Luật sư: Luật sư có 2 mảng công việc chính là Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án ở trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của các khách hàng.
  • Công chứng viên: làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chính là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của các cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch thuật từ tiếng nước ngoài…
  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân Luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…

29.5

Ngành Luật học ra trường làm gì?

  1. Tố chất cần thiết cho người học ngành Luật

⦁ Cẩn thận, chính trực: sứ mệnh của bạn là thực thi công bằng, tìm hiểu và xác minh thật chính xác các sự việc, vấn đề, tôn trọng công lý và sự thật khách quan… chính vì vậy phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ, công tâm và chính trực.

⦁ Trí nhớ tốt: Để có thể ghi nhớ nội dung các điều, các khoản, chương, mục… cũng như các quy trình, thủ tục tố tụng, bạn phải có một trí nhớ thật tốt, nhớ các nội dung văn bản một cách chính xác, tỉ mỉ. Đồng thời khả năng ghi nhớ của bạn sẽ giúp bạn giải quyết thật nhanh và hiệu quả những tình huống pháp luật mà bạn gặp phải.

⦁ Khả năng diễn đạt và thuyết phục: Đối với người Luật sư thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bởi công việc của họ là dùng lý lẽ của mình để thuyết phục mọi người hiểu, tuân theo và quyết định theo những lý lẽ và biện hộ của mình.

⦁ Tinh thần thép: Người học luật và làm nghề luật phải có bản lĩnh vững vàng, có sự cứng rắn và kiên định, có như vậy bạn mới có thể đưa sự thật ra ánh sáng, giữ vững vai trò và vị trí của mình trong xã hội.

4. Thực trạng ngành Luật

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, tính đến nay năm 2023, Việt Nam có hơn 17.317 luật sư, 4.957 thẩm phán, với 567.521 vụ việc, đã giải quyết 504.618 vụ việc (đặt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%)… Chưa kể những nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương.

Trên thực tế, mỗi năm nước ta đào tạo ra khoảng 4.000 đến 5.000 cử nhân ngành luật, là số liệu đào tạo ngành Luật nói chung vẫn còn những thiếu hụt về nguồn nhân lực. Chưa kể, các doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu ứng tuyển phải có khả năng Tiếng Anh tốt và kiến thức chuyên ngành cao. Do đó, sinh viên theo học ngành Luật có cơ hội làm việc rất cao, quan trọng là các bạn cần phải biết chọn đúng môi trường để phát triển ước mơ của mình.

Sự bùng nổ về cơ hội nghề nghiệp ngành Luật

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành luật và cơ hội làm ngành luật rất lớn, các bạn sinh viên không còn quá lo lắng cho tương lai sau khi tốt nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp lớn, cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp đều cần những người có hiểu biết về pháp luật. Mức thu nhập của các công việc trong ngành Luật tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn.

  1. Học ngành Luật ở đâu?

Đăng ký khóa học Luật cùng trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương với hình thức đăng ký xét tuyển nhanh chóng, hệ thống trường hiện đại cùng đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

Thông tin liên hệ:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ – NGOẠI THƯƠNG

Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể Xét tuyển Online – Có ngay kết quả theo hướng dẫn:

Bước 1: Nhập thông tin đăng ký xét tuyển tại http://caodangcongnghengoaithuong.edu.vn/dang-ky/

Bước 2: Kiểm tra kết quả xét tuyển qua email đã đăng ký

Bước 3: Hoàn thành học phí và hồ sơ nhập học theo hướng dẫn.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua:  http://caodangcongnghengoaithuong.edu.vn/mau-ho-so-nhap-hoc/