Học Ngành Kinh Doanh xuất nhập khẩu tại Trường Cao Đẳng Công nghệ Ngoại thương

Ngày nay, với sự gia tăng tốc độ toàn cầu hóa, hoạt động giao thương giữa các quốc gia ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong quá trình này, hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy nên ngành xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và thu hút nhiều sự chú ý từ các bạn sinh viên. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Ngành xuất nhập khẩu làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành xuất nhập khẩu trong bài viết dưới đây.

nganh xuat nhap khau

1. Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?
Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu đào tạo người lao động chuyên xây dựng phương án kinh doanh xuất nhập khẩu; tham gia đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu; tham gia thực hiện các hoạt động hậu cần về vận tải, giao nhận, bảo hiểm và logisitcs; thực hiện khai báo hải quan và thủ tục thanh toán cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế – Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng tại TP.HCM, giai đoạn 2015-2020, nhu cầu nhân lực các nhóm ngành Xuất nhập khẩu – Logistics sẽ vẫn thiếu hụt lên đến 80% nhu cầu lao động đã qua đào tạo, khoảng 25.000 vị trí việc làm/năm. Còn tại Thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 27.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 80% có kinh doanh XNK hàng hóa và hơn 800 công ty chuyên hoạt động trên lĩnh vực vận tải, kho bãi; gần 60 chi nhánh ngân hàng được kết nối giao dịch quốc tế và 30 công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế. Chính vì thế,  người học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu có cơ hội lớn trong tìm kiếm việc làm và có mức thu nhập hấp dẫn.

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây chính là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương.

MyIC Inline 69325

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối tương quan mật thiết với các lĩnh vực khác và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Ngành xuất nhập khẩu học gì?

Mục tiêu của chương trình cử nhân ngành xuất nhập khẩu là cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về kinh tế, thương mại quốc tế nói chung và nghiệp vụ xuất nhập khẩu nói riêng.

Cử nhân ngành xuất nhập khẩu sẽ được trang bị khả năng làm việc toàn diện tại các tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân, cũng như các doanh nghiệp Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến kinh tế, thương mại quốc tế và xuất nhập khẩu.

Sau đây là một số môn học tiêu biểu trong chương trình đào tạo của ngành xuất nhập khẩu:

  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Quan hệ kinh tế quốc tế
  • Chính sách thương mại quốc tế
  • Thuế và hệ thống thuế
  • Giao dịch thương mại quốc tế
  • Logistics và vận tải quốc tế
  • Quản lý rủi ro và bảo hiểm
  • Luật thương mại quốc tế
  • Sở hữu trí tuệ

3. Học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu tại Trường Cao Đẳng Ngoại Thương?
Học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu tại Trường Cao đẳng Ngoại thương, người học được trang bị các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về giao dịch thương mại quốc tế; dịch vụ logistics, vận tải và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; nghiệp vụ hải quan; thanh toán và tín dụng quốc tế… Bên cạnh đó, ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu còn trang bị cho người học kỹ năng đàm phán, thương lượng và giải quyết tình huống kinh doanh; đặc biệt là kỹ năng tin học và ngoại ngữ.

4. Những trải nghiệm trong quá trình học tại Trường Cao đẳng Ngoại thương?
Trong thời gian học tập tại Trường Cao đẳng Ngoại thương, sinh viên ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu được tham gia các hoạt động phong trào giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao, các hoạt động do đoàn thanh niên, các câu lạc bộ tổ chức. Sinh viên được tham gia các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp với các doanh nhân. Ngoài ra, sinh viên còn được nhà trường tổ chức tham quan, thực tế chuyên môn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa nhằm bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm thực tế về ngành.

5. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp?
Sau khi tốt nghiệp, người học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và các doanh nghiệp dịch vụ khác như công ty giao nhận, vận tải và dịch vụ logistics, hãng tàu, ngân hàng, hải quan, bảo hiểm và cảng… Vị trí công việc thích hợp là nhân viên soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu, nhân viên thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, nhân viên khai hải quan, nhân viên giao nhận, nhân viên chứng từ, nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh cước vận tải và logistics.
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu, chính là ở mức lương có phần cao hơn so với mặt bằng chung của khối ngành kinh tế. Với những sinh viên tốt nghiệp, mới đi làm, mức lương khoảng 5 đến 6 triệu đồng/ tháng và tăng dần theo mức kinh nghiệm, sau 2 năm khoảng 7, 8 triệu đồng và hơn 10 triệu đồng đối với những bạn hơn 5 năm kinh nghiệm.
Qua quá trình công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có hướng phấn đấu, người học sẽ có cơ hội phát triển ở vị trí như trưởng bộ phận đến trưởng các phòng chuyên môn…